Trần thạch cao khung chìm giật cấp là kiểu dáng trần sang trọng và hiện đại nhất hiện nay. Được lựa chọn trang trí chủ yếu cho phòng khách, đại sảnh, các không gian cao cấp… Để hiểu chi tiết hơn về loại trần này và các ưu nhược điểm của trần chìm giật cấp, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Trần thạch cao: là trần giả được làm bằng khung xương cùng tấm thạch cao, kết hợp các phụ kiện kèm theo để tạo thành một hệ trần đầy đủ.
Khung chìm: là hệ thống khung xương được ẩn phía dưới các tấm thạch cao. Vì vậy, phần khung xương không bị lộ trên bề mặt sau khi hoàn thiện trần (để phân biệt trần khung nổi).
Giật cấp: tức là bề mặt trần không đồng nhất trên một mặt phẳng như trần phẳng. Bề mặt trần được phân chia thành các cấp 1 cấp hoặc 2 cấp hoặc 3 cấp, mỗi cấp là một mặt phẳng. (tựa như hình bậc thang)
Vì vậy, trần thạch cao khung chìm giật cấp là kiểu trần thạch cao chìm có giật cấp. Đây là kiểu thiết kế trần cực kỳ sang trọng và có tính thẩm mỹ cao.
-Tại sao phòng khách hay các không gian trang trọng luôn chọn kiểu dáng trần này? Đơn giản, vì nó mang ưu điểm của một gu thẩm mỹ tinh tế, sang trọng và quý phái... Trần thạch cao giật cấp có thể dễ dàng biến tấu không gian phòng theo hướng hiện đại, phong cách châu âu. Hoặc phong cách tân cổ điển, tùy xu hướng của mỗi chủ nhà.
-Trần thạch cao khung chìm giật cấp không hạn chế với bất kỳ không gian thi công nào dù hẹp hay rộng. Đặc biệt, với mỗi cấu trúc không gian riêng biệt, cũng đều ứng dụng trần giật cấp với nhiều mẫu thiết kế khác nhau.
-Trần giật cấp có thể dễ dàng dấu đi các đường điện, đường ống phía trên khung xương. Đặc biệt hơn, thiết kế các loại đèn điền: đèn led, đèn âm trần, đền hắt… phối màu sắc nước sơn bả phù hợp phong thủy gia chủ càng tôn lên vẻ đẹp tinh tế của căm phòng.
Ngoài những ưu điểm về tính thẩm mỹ tính tế và sang trọng khiến loại trần này được lựa chọn rất nhiều để trang trí trần thạch cao phòng khách, các sảnh lớn, các không gian sang trong…Trần khung chìm giật cấp còn tồn tại một số hạn chế sau:
-Do tính tỉ mỹ và khâu thi công đòi hỏi nhiều kỹ thuật nên trần thạch cao chìm giật cấp này đòi hỏi thời gian thi công lâu hơn.
-Kỹ thuật cao hơn, thời gian thi công lâu hơn => chi phí thi công cũng cao hơn.
-Khó khăn trong việc sửa chữa trần thạch cao: nếu không may trần giật câp bị hư hỏng và cần được sửa chữa sẽ không đơn giản chút nào. Đôi khi, để khắc phục các hư hỏng, buộc phải tháo dỡ toàn bộ trần nhà xuống =>ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt của gia đình và tốn kém tiền của.
-Kiểu giật cấp này được phân thành nhiều loại khác nhau: theo tính chất trần có: trần chống cháy, trần cách âm, trần chịu nước… Theo kiểu dáng thi công có: trần cổ điển, tân cổ điển, hiện đại. Với mỗi loại trần đều có kỹ thuật thi công và tiêu chuẩn xử lý riêng. Vì vậy, chủ nhà cần lựa chọn đồi thợ uy tín và có thể giám sát đẻ tránh sự làm ẩu của đội thợ.
>>Xem thêm: báo giá chi tiết trần thạch cao
Những phân tích những ưu nhược điểm trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về trần khung chìm giật cấp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về những điểm hạn chế, các hư hỏng xảy ra mà không chọn cho mình một không gian đẹp lý tưởng như vậy. (trần giật cấp có tuổi thọ 20-30 năm mới xảy ra hư hỏng).
>>Tham khảo: trần thạch cao đẹp cho phòng khách nhà ống
Mạnh Cường - chuyên cung cấp phụ kiện và thiết bị trang trí nhà, cùng các dịch vụ thi công trần vách thạch cao, sơn nhà...Luôn đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Mạnh Cường không ngừng cải tiến chất lượng lẫn kiểu dáng thiết kế sang trọng, phù hợp với văn hóa Việt.