Dựa trên các tính năng ưu việt: đẹp về mặt thẩm mỹ, dễ dàng thi công, an toàn; n… Trần thạch cao chìm phẳng đang là xu hướng lựa chọn số 1 trong việc trang trí nhà;, văn phòng … hiện nay.
Quy trình thi công trần thạch cao tuy đơn giản như cũng cần đòi hỏi những người thợ thi công cần phải tuân thủ nghiêm ngặt cácc nguyên tắc để đạt chất lượng công trình cao nhất.
Nếu bạn là thợ thạch cao đang cần bổ trợ các kỹ năng làm việc hay bạn muốn hiểu sâu hơn về vấn đề này để quản lý sắt sao việc lắp đặt chính xác của đội thợ thi công. Hãy tham khảo những mô; tả chi tiết hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm phẳng dưới đây:
Đừng bắt tay vào công việc luôn nếu bạn chưa chuẩn bị sẵn hành lý đi làm. Cùng tìm hiểu các vật liệu cần có để có một bộ mặt mới cho trân nhàn bằng trần thạch cao chìm.
-Tấm thạch cao: các loại tấm thông dụng: Gyproc, Boral…được thiết kế với các đặc tính là loại tấm tiêu chuẩn và tấm chịu ẩm.
-Hệ khung trần: bao gồm xương cá, thanh xương ugai, thanh V viền tường.
-Phụ kiện hỗ trợ thi công trần thạch cao chìm: nở đạn, ecu, tyren, …
Quy chuẩn trong việc thi công trần trạch cao chìm đúng kỹ thuật, đảm bảo vẻ thẩm mỹ cũng như tuổi thọ lâu dài của công trình:
- Độ cao trần là khoảng cách đo từ mặt sàn tới bề mặt cốt nền.
- Độ cao trần được xác định bằng ống nivo hoặng bằng máy laser.
-Quá trình đo đạc độ cao đi liền với bước đánh dấu vị trí trên vách hoặc cột để đánh dấu vị trí của thanh viền tường.
-Để đơn giản trong quá trình làm trần, thông thường người thợ thạch cao thường vạch số độ cao trần ở mặt dưới tấm trần. Vừa không ảnh hưởng đến mặt trần, vừa tiện lợi khi thi công trần.
Dựa trên độ cao đã xác định tại bước 1 để cố định các thanh tường viên trên vách hoặc trên tường. Để cố định các thanh này, người thợ làm việc cần bắn vít hoặc đóng đinh. Khoảng cách giữa hai vít bắn không vượt quá 3mm.
-Khoảng cách giữa hai điểm treo ty liền kề được xác định không vượt quá 1000mm
-Khoảng cách xác định từ vách tới móc đầu tiên là 400mm
- Khi xác định điểm treo ty trên các dàn bê tông, cần khoan trực tiếp vào sàn bằng khoan bê tông.
-Sử dụng tacke đạn & tiren size phi 8mm hoặc phi 10mm. Dùng búa đóng tacke đạn vào các lỗ đã khoan và tiến hành treo tiren (tiren treo trên tacke cần đúng chủng loại size). Tiến hành cắt tiren theo cao độ trần.
Bố trí khung trần là kế hoạch được phác thảo sao cho chính xác và hợp lý cho quá trình lắp đặt các thanh chính. Sự bố trí bày cần phù hợp với hướng điểm treo được xác định. Đồng thời, khoảng cách các thanh chính khi được lắp đặt lên cần phải chuẩn xác với bản vẽ cấu tạo trần chìm.
Các thanh chính được treo vào các treo ty đã dựng sẵn theo đúng yêu cầu và chuẩn với quy định bản vẽ. Các thanh phụ liên kết với thanh chính bằng các … có sẵn trên thanh chính. Thêm vào đó, hai thanh chính – phụ phải được liên kết cố định vào vách hoặc trần.
Kiểm tra hệ thồn khung xương đã chính xác với bản vẽ chưa? Có ảnh hưởng đến bộ phận khác không để có những xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Một lần nữa cần kiểm tra lại hệ thống trần vừa lắp đặt đã chuẩn xác chưa. Nếu chưa cần cân chỉnh lại khung cho chính xác với bản xẽ đã đề ra và mặt bằng khung thật phẳng.
Để kiểm tra được chính xác, hãy sử dụng ống Nivo hoặc máy laser để kiểm tra chính xác cao độ trần so với đo đạc thực tế đo đạc ban đầu.
Lần lượt đặt các tấm lên khung trần sau khi được cân chỉnh. Quy trình đặt tấm cần đạt các yêu cầu sau:
-Tấm được đặt sao cho chiều dài tấm phải dọc theo chiều vuông góc của các thanh phụ
- Tấm được cố định trên khung bằng vít. Tuy nhiên vít không bị lộ ngoài mà cần phải được chìm trong bề mặt tấm.
-Đánh dấu trên tấm nếu muốn các vít được thẳng hàng. Lưu ý, khoảng cách tối đa giữa hai tấm liền kề là 200mm cho cạnh tấm và 300mm cho bên trong tấm.
Tiến hành kiểm tra một lần nữa cho toàn bộ kết quả công việc vừa thực hiện. Nếu ok thì tiến hành thu dọn và vệ sinh khu vực thi công để nghiệm thu và bàn giao cho chủ nhà.
>> Xem chi tiết: Báo giá làm trần thạch cao
Đọc trước bản vẽ cơ điện để tránh việc đi xương trùng với các lỗ đèn hay vị trí lắp đặt các hệ thống cơ điện. Trong trường hợp trùng, cần phải cắt khung xương tại khoét lỗ đèn hay vị trí thiết bị điện được lắp đặt. công việc này sẽ gây tổn hại đến sự chắc chắn và tuổi thọ của trần. Đồng thời còn gây mất thẩm mỹ cho trần nhà. Lưu ý, để thực hiên tốt công việc này sẽ tốn khá nhiều vật tư và số lượng nhân công làm viêc sẽ cần nhiều hơn.
Lắp đặt trọn vện hệ thống khung xương trước khi bắn tấm để đảm bảo quá trình bắn tấm không bị xe võng trần. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn, hệ khung xương cần phải được cân chỉnh theo đúng chính xác kích thước bản vẽ trước khi bắn tấm.
Hi vong những kiến thức trong phần chia sẻ từng bước thi công trần thạch cao chìm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và quản lý công việc hiệu quả hơn!
Mạnh Cường - chuyên cung cấp phụ kiện và thiết bị trang trí nhà, cùng các dịch vụ thi công trần vách thạch cao, sơn nhà...Luôn đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Mạnh Cường không ngừng cải tiến chất lượng lẫn kiểu dáng thiết kế sang trọng, phù hợp với văn hóa Việt.