Có rất nhiều nguyên nhân khiến bề mặt trần thạch cao bị nứt chỉ sau một thời gian sử dụng. Nếu duy trì tình trạng này lâu mà không nhanh chóng sửa trần thạch cao bị nứt sẽ gây hư hỏng nặng và hơn thế nữa là phải thay mới hoàn toàn.
Những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bề mặt trần bị nứt và cách khắc phục như thế nào?
Vật liệu sử dụng làm trần thạch cao không tương đồng là một trong những nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất khiến trần thạch cao bị nứt tại các mối nối.
Khi đóng trần, có thể đội thợ làm đã dùng bột bả không đúng chất lượng, bột trét không tương đồng với chất liệu tấm sử dụng. Với các loại tấm chịu nước,… là sử dụng loại bột bả riêng so với các loại tấm thạch cao thông thường để đảm bảo độ kết dính và tuổi thọ cao.
Nguyên tắc khi thi công trần thạch cao, các thợ thạch cao phải nắm rõ và tư vấn với chủ nhà về chất liệu thi công. Đặc biệt, với loại bột bả được sử dụng để xử lý mối lối phải tương đồng với chất liệu tấm.
Các thợ làm thạch cao hiểu rõ bản chất của vấn đề về quy tắc tương đồng trong chất liệu thi công sau:
Quy tắc tương đồng: bột xử lý mối nối và chất liệu tấm thạch cao thi công phải tương đồng về tính chất cơ – hóa – lý.
>> Cách sửa trần bị nứt do chất liệu không tương đồng: Thợ sửa trần thạch cao chuyên nghiệp cần tư vấn rõ các vấn đề và hướng xử lý cho gia chủ. Đồng thời tư loại vật liệu nào sử dụng là hợp lý nhất: chi phí cũng như tuổi thọ.
Lỗi do sự cẩu thả, thiết tính cẩn thận và thường gặp ở những thợ mới vào nghề. Khi xử lý mối nối giữa hai khe tấm phải dán qua băng keo trước rồi mới trét bột xử lý theo yêu cầu. Tuy nhiên, sự thiếu chuyên nghiệp có thể bỏ qua bước dán băng keo hoặc đi ngược hai quy trình kỹ thuật này.
Những lỗi trong vấn đề sai quy trình xử lý mối nối sẽ làm giảm bớt khả năng kết dính, chịu lực của mối nối => là nguyên nhân gây nứt gãy trần.
Bước 1: Dán bang keo lưới qua 2 bên mối nối bị nứt
Bước 2: Bột trộn nước theo tỉ lệ 2:1, sau đó khuấy đều để bột không bị vón cục.
Bước 3: Trét bột để xử lý khe mối nối, và chờ khô
Bước 4: Dùng giấy nhám để xử lý bề mặt cho nhẵn phẳng, và kiểm tra bằng ánh đèn sao cho thật phẳng
Bước 5: Sơn bả bề mặt mối nối vừa xử lý.
Khi đóng trần thạch cao, quá trình đi khung xương có thể sai quy trình và không đúng các yêu cầu kỹ thuật.
-Thiếu chuẩn xác trong cao độ mặt trần tại các điểm khác nhau ở cùng cấp. Sự thiết cân bằng trong hệ khung xương gây ra chênh lệch giữa đầu nối các tấm thạch cao.
-Mất cân bằng về khung xương gây ảnh hưởng đến tấm được bắn vít, một đầu được chuẩn xác và đầu kia chỉ bắn gá tạm thời.
-Các thanh xương cá, thanh U gai, thanh viền tường…chưa được đi chắc chắc đóng đing không chặt => xệ, cong khung làm nứt các mối nối giữa các tấm thạch cao tiếp giáp nhau.
-Trong quá trình treo hệ khung xương lên trần thông qua các ty treo lại siết ốc không chặt, các rung lắc làm lỏng hoặc rớt ốc.
Chú ý: Cần khảo sát trước về mái trần trước khi công: độ rung lắc, độ ẩm, sự rò rỉ nước… để có biện pháp xử lý trước khi đóng trần.
Tay nghề kém, thợ thiếu chuyên nghiệp, làm ẩu cho nhanh… không đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây nên các hư hỏng: Nứt trần thạch cao, cong vênh gây vỡ tấm…
-Quy trình sửa trần thạch cao bị nứt cần phẩn cân chỉnh hệ khung xương, đóng đinh, bắn vít cho chắc chắn. Cân bằng cao độ mặt trần tại mọi điểm cùng cấp là bằng nhau…
>> Xem thêm: làm trần thạch cao kiểu giật cấp
-Cần bố trí các ty treo trần tránh liên kết gần với các xà gồ mái tôn để tránh các ảnh hưởng sự rung lắc, co giãn của mái trần.
Sự thiếu chuyên nghiệm, thiếu kinh nghiệm, không tính toán đến các tác động của ngoại cảnh để tư vấn cho khách hàng trước khi thi công là nguyên nhân gây nứt vỡ, ẩm mốc… trần nhà thạch cao.
Thi công trần nhà thạch cao tại các công trình nhà mái tôn… nếu không có biện pháp xử lý chống nóng trong những ngày hè sẽ rất dễ gây hư hỏng hệ trần.
Nguyên nhân là do khi nhiệt độ tăng cao, sẽ dẫn đến các thay đổi vì nhiệt của trần mái tôn hay các mái nhà có chất liệu dễ hấp thụ nhiệt…sự giãn nở vì nhiệt là nguy cơ gây cong vênh khung, tạo ra các vết nứt tấm thạch cao…
Độ ẩm không khí cao hay sự rò rỉ nguồn nước gây thấm dột trực tiếp lên bề mặt trần sẽ làm nứt tấm, đặc biệt là mối nối tấm. Nếu không phải tấm thạch cao chịu nước sẽ bị ẩm mốc và vỡ nát rơi xuống, khung xương kim loại khi tiếp xúc nhiều với nước sẽ han gỉ và gãy.
Thông thường, nếu làm trần thạch cao tại các căn phòng kín, được bảo về bởi các lớp tường và trần bê tông thì chủ nhà không còn quan ngại về tác động của gió. Tuy nhiên, nếu làm trần tại các xí nghiệp, khu nhà mái tôn… thì tính toán lực tác động của gió là rất quan trọng.
Gió lớn có thể gây tốc mái, rung lắc làm cong vênh khung gây nứt trần. Trong trường hợp này, khi thi công trong không gian chịu ảnh hưởng của gió, dễ tốc mái. Đội thợ làm trần thạch cao cần tính toán cẩn thận và sử dụng vật liệu chắc chắn: khung, tiren treo…
Cách sửa trần thạch cao đối với các yếu tố ngoại cảnh phụ thuộc hoàn toàn và cách xử lý hệ trần và tính toán kỹ lưỡng để tránh các ảnh hưởng của: thời tiết, nhiệt độ, gió mưa…
Để sửa chữa trần thạch cao bị nứt hay bất cứ hư hỏng nào hay khoét lỗ đèn, khoét tấm lắp thiết bị… Hãy liên hệ với đội thợ sửa trần thạch cao nhanh Mạnh Cường Mart
Thợ sửa trần thạch cao Mạnh Cường Mart nhanh chóng – chuyên nghiệp – giá hợp lý
Tư vấn 27/7: 0335087568 - 0989112765
Mạnh Cường - chuyên cung cấp phụ kiện và thiết bị trang trí nhà, cùng các dịch vụ thi công trần vách thạch cao, sơn nhà...Luôn đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Mạnh Cường không ngừng cải tiến chất lượng lẫn kiểu dáng thiết kế sang trọng, phù hợp với văn hóa Việt.