Với ưu thế giàu tính thẩm mỹ - thi công nhanh gọn – tiết kiệm chi phí – độ bền cao nên trần thạch cao được lựa chọn là vật liệu trang trí nhà ở, văn phòng… phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, thạch cao vốn được biết đến là vật liệu kỵ nước, khi gặp nước chúng có thể gây đến những hư hỏng nặng nề.
Điều gì sẽ xảy ra khi trần thạch cao gặp nước?
1. Nước ngấm vào các tấm thạch cao gây ra những vệt bẩn, loang ố trên bề mặt. Hậu quả trước mắt là sự mất thẩm mỹ, phá vỡ vẻ đẹp sang trọng của không gian.
2. Sự thấm dính của nước ban đầu gây loang ố bề mặt, sự thấm dính lâu ngày nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mốc, mọc rêu xanh bán dính lên mặt tấm thạch cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi nhà mà còn gây hại đến sức khỏe con người. Tăng khả năng gây nhiễm các bệnh về hô hấp và các bệnh lý về da…
3. Khi gặp nước, các tấm thạch cao nhanh chóng nứt nẻ, đặc biệt là tại các mối nối thạch cao. Tạo nên các vệt bẩn khó coi và vỡ nát tấm.
4. Sự thấm nước về lâu dài sẽ gây lên hiện tượng ăn mòn và han gỉ khung, ẩm mốc và vỡ nát tấm khiến trần nhà nhanh chóng bị sập sệ, đổ vỡ. Tai họa lớn nhất xảy ra nếu khung xương bị ăn mòn sẽ làm giảm sức chịu lực gây sập trần ảnh hưởng đến tính mạng con người.
5. Lớp thạch cao khi bị hư hỏng khi gặp nước sẽ làm giảm các đặc tính: cách âm, cách nhiệt... cho ngôi nhà.
Trần thạch cao là vật liệu xây dựng bền đẹp và được biết đến từ hàng ngàn năm qua. Với sự cải tiến không ngừng cùng ưu thế dễ thi công, mang lại giá trị thẩm mỹ cao khiến chúng được ưu tiên sử dụng cho mọi không gian nhà ở, văn phòng… từ những môi trường sống bình dị nhất cho đến các không gian nhà ở cao cấp.
Tuy là một vật liệu dùng để trang trí nhà ở với tuổi thọ lâu dài nhưng các tấm thạch cao lại dễ bị hư hỏng khi gặp nước. Để đảm bảo trần nhà thạch cao của nhà bạn luôn được bảo vệ trong điều kiện lý tưởng và tránh được các tổn thất do chi phí sửa chữa và thay thế không cần thiết. Bạn hãy lưu ý các nguyên nhân dễ gặp nhất làm hư hỏng trần thạch cao do nước:
-Trần nhà, mái nhà bị thấm, dột: Do mái nhà không được xử lý chống thấm, hay nhà mái tôn bị han gỉ tạo ra các lỗ nhỏ khiến nước mưa thấm xuống.
-Rò rỉ hoặc vỡ đường ống nước: Đường ống lâu ngày bị kém chất lượng, tại các mối nối nếu không xử lý kỹ sẽ làm rò rỉ nước, hoặc một yếu tố bên ngoài nào đố tác động làm hư hỏng ống dẫn nước. Về lâu dài, sẽ gây ẩm mốc, loang ố bề mặt trần. Nếu không xử lý kịp thời còn gây đổ vỡ trần.
-Điều kiện thời tiết: Đây là điều đáng lo ngại nhất với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta, với nồng độ hơi nước cao. Đặc biệt, vào mùa Đông Xuân, độ ẩm không khí cao, cùng mưa phùn và gió nồm rất dễ gây ẩm mốc trần thạch cao. Vì thế, sử dụng trần thạch cao chống ẩm hay chịu nước là phù hợp nhất để tránh ảnh hưởng của thời tiết.
Làm thế nào nếu trần thạch cao nhà bạn bị thấm nước do những nguyên nhân trên? Biện pháp xử lý như thế nào đây?
Để có được câu trả lời. Hãy cùng tìm hiểu cách sửa chữa trần thạch cao bị thấm nước trong Phần 2 bạn nhé. (Tại đây)
Mạnh Cường - chuyên cung cấp phụ kiện và thiết bị trang trí nhà, cùng các dịch vụ thi công trần vách thạch cao, sơn nhà...Luôn đảm bảo cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Mạnh Cường không ngừng cải tiến chất lượng lẫn kiểu dáng thiết kế sang trọng, phù hợp với văn hóa Việt.